Vị trí cầu thủ được sắp xếp trong các trận đấu bóng là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến thuật và thắng thua của các đội. Đây cũng là nội dung thông tin được nhiều người quan tâm trước khi trận đấu diễn ra. Trong bài viết hôm nay hãy cùng với Bongdalu tìm hiểu thật chi tiết về chủ đề này nhé.
Một trận đấu bóng có bao nhiêu vị trí cầu thủ?
Trên thực tế một trận đấu bóng chuyên nghiệp diễn ra trên sân 11 người sẽ có hơn 35 vị trí cầu thủ. Tùy theo chiến thuật cũng như ý đồ của huấn luyện viên mà những vị trí này lại được phân chia thành các tuyến khác nhau. Theo quy ước thì bên cạnh thủ môn đội hình sẽ còn có hàng tiền vệ, hậu vệ và tiền đạo.
Khi quan sát các đội thi đấu trên sân chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy có những cầu thủ phải chạy chỗ liên tục. Thế nhưng cũng có những chân sút lại chỉ chơi cố định ở một khu vực và hiếm khi mở rộng phạm vi. Sở dĩ điều này xảy ra là bởi mỗi cầu thủ đều đang đảm nhiệm một vị trí khác nhau. Quá trình thi đấu mọi người sẽ phải làm đúng chức trách và vai trò của mình. Có như vậy thì đội bóng mới có thể kết hợp ăn ý với nhau và mang lại những kết quả tốt nhất.
Quá trình theo dõi các trận đấu bóng, người xem cần phải nắm được thông tin cụ thể về vị trí cầu thủ của từng đội. Bởi vì đây là căn cứ quan trọng để các bạn biết được đội hình đang chơi theo hướng tấn công hay phòng thủ. Từ đó đưa ra được những dự đoán có độ chuẩn xác cao về thế trận cũng như kết cục thắng thua.
Thông tin về vị trí thủ môn trong đội hình bóng đá
Trong bóng đá thủ môn sẽ là cầu thủ chơi ở vị trí thấp nhất và phía sau hàng hậu về. Trên bản đồ chiến thuật mọi người sẽ thấy thủ môn được viết tắt là GK hay Goalkeeper.
Trên thực tế đây là vị trí cực kỳ quan trọng và không thể thiếu của tất cả các đội bóng. Nhiệm vụ của cầu thủ này chính là bảo vệ khung thành và ngăn cản đối phương sút bóng vào lưới.
Theo quy định, một đội hình ra sân chỉ được phép có 1 thủ môn duy nhất. Đồng thời cầu thủ này sẽ được phân biệt với đồng đội bằng cách mặc áo khác màu.
Vị trí cầu thủ thuộc hàng hậu vệ trong đội bóng
Trên sơ đồ chiến thuật hàng hậu của đội bóng sẽ được ký hiệu là DF. Đây là những người chơi trên thủ môn và có nhiệm vụ ngăn cản không cho đối thủ áp sát khung thành.
Trong bóng đá vị trí hậu vệ sẽ được chia thành nhiều loại, bao gồm: trung vệ, hậu vệ biên, hậu vệ quét và hậu vệ tấn công.
- Trung vệ hay còn được biết đến với tên gọi đầy đủ là hậu vệ trung tâm. Cầu thủ đá ở vị trí này sẽ có nhiệm vụ cản phá các đường bóng tấn công của đối thủ. Ngăn chặn không cho tiền đạo của đội bạn xâm nhập vào vòng cấm.
- Hậu vệ quét: Các cầu thủ này sẽ di chuyển linh hoạt phía trước khung thành để “quét” bóng trong trường hợp nguy hiểm.
- Hậu vệ biên: Vị trí của cầu thủ này là ở hai bên cánh phải và trái của sân đấu. Nhiệm vụ chính của hậu vệ này là kiểm soát bóng ở khu vực biên và ngăn chặn các pha tạt bóng vào khu vực cấm.
- Hậu vệ tấn công: Bên cạnh việc phòng thủ thì hậu vệ biên còn phải phối hợp với tiền vệ cánh để phát động các đợt tấn công.
Vị trí cầu thủ thuộc hàng tiền vệ trong đội bóng
Hàng tiền vệ trong đội bóng sẽ chơi đằng sau tiền đạo và phía trước hậu vệ. Thực tế các chân sút này sẽ được chia ra thành tiền vệ phòng ngự, chạy cánh, tấn công và đá trung tâm.
- Tiền vệ đá cánh: Phát động các đợt tấn công thông qua việc tạt bóng từ khu vực cánh về phía khung thành đối thủ.
- Tiền vệ phòng ngự: Chủ yếu là phối hợp với hàng hậu vệ để phòng ngự và triển khai tấn công từ xa.
- Tiền vệ tấn công: Hỗ trợ cho tiền đạo ghi bàn hoặc trực tiếp dâng cao để sút bóng vào lưới.
- Tiền vệ trung tâm: Cầu thủ này có vai trò điều tiết bóng trên sân và chơi tấn công/phòng thủ linh hoạt.
Vị trí cầu thủ thuộc hàng tiền đạo trong đội bóng
Vị trí cầu thủ thuộc hàng tiền đạo được đánh giá là nắm giữ một vai trò cực quan trọng của đội bóng. Đây sẽ là các cầu thủ chơi áp sát khung thành và triển khai các đợt tấn công để tìm kiếm bàn thắng. Khi phân loại chúng ta sẽ có tiền đạo trung tâm và tiền đạo cắm.
- Tiền đạo cắm: Đây là những người chơi ở vị trí cao nhất trong đội hình thi đấu. Các cầu thủ này sẽ di chuyển chủ yếu trong khu vực vòng cấm của đối thủ. Đồng thời chớp thời cơ để dứt điểm ghi bàn cho đội bóng của mình.
- Tiền đạo trung tâm: Các cầu thủ này sẽ chơi thấp hơn so với tiền đạo cánh nhưng cũng có nhiệm vụ chính là ghi bàn. Một số trường hợp tiền đạo trung tâm sẽ thực hiện các pha chọc khe để giúp tiền đạo cánh dứt điểm.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin quan trọng về vị trí cầu thủ trong đội hình bóng đá. Nhớ truy cập chuyên mục Hậu Trường thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức hay về môn thể thao này nhé.